Cách đọc thông số lốp xe ô tô và ý nghĩa các thông số trên lốp

Thứ Fri,
03/12/2021
Đăng bởi Kelly Le

Theo quy chuẩn của nhà sản xuất, mỗi lốp xe khi xuất xưởng sẽ được in các thông số kỹ thuật lên thành lốp. Vậy các thông số này là gì và đọc hiểu như thế nào? Trong bài viết này, G7Auto sẽ cùng các bạn nghiên cứu nhé!

  1. Hãng lốp

Là tên nhà sản xuất ra lốp xe đó, ví dụ Michelin, Bridgestone, Kumho,…. Với các thương hiệu đã kiểm định, bạn sẽ hoàn toàn được yên tâm về chất lượng sản phẩm và chế độ bảo hành hậu mãi.

>> Xem thêm bài viết về Lốp xe ô tô nào tốt nhất

  1. Gai lốp

Mỗi hãng lốp sẽ sản xuất ra các dòng sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện sử dụng. Mỗi dòng sản phẩm này lại có 1 hoặc 1 vài kiểu thiết kế gai lốp nhất định. Các gai lốp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bánh xe như: khả năng bám đường, phanh, độ êm,… Trên lốp xe, nhà sản xuất cũng sẽ đặc tả kiểu hoa lốp mà bánh xe được thiết kế.

Ví dụ: Michelin có các dòng gai Energy XM2 +, Primacy 4, Pilot Sport SUV,….

  1. Loại xe đi với lốp

Thường được ký hiệu bởi các chữ cái: P, T hoặc LT ở ngay trước kích thước lốp. Mỗi ký hiệu này sẽ đại diện cho các dòng xe khác nhau. Ví dụ:

P – Passenger: lốp xe chở khách

T – Temporary: lốp xe thay thế tạm thời

LT – Light truck: lốp xe tải nhẹ, bán tải

ST – Special Trailer: lốp xe đầu kéo đặc biệt

C - Commercial: lốp dành cho xe thương mại, xe tải hạng nặng

  1. Độ rộng mặt lốp (mm)

Là khoảng cách giữa 2 thành lốp. Độ rộng của lốp càng lớn thì độ bám đường càng cao, ổn định, tuy nhiên lốp sẽ khá ồn và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn do diện tích tiếp xúc mặt đường lớn. Thường các lốp xe tải sẽ có mặt lốp rông để có sự bám đường tốt.

  1. Bề dày lốp (%)

Là tỷ lệ giữa độ cao của thành lốp so với độ rộng mặt lốp. Tỷ lệ này càng cao thì thành lốp càng cao, tuy nhiên khả năng xử lý sẽ kém hơn các xe có tỷ số thấp.

  1. Đường kính mâm xe (inch)

Mâm xe còn gọi là lazang, nó có nhiệm vụ kết nối lốp xe với trục xe và giữ nó cố định khi xe di chuyển. Đường kính mâm xe phải khớp với xe thì lốp mới lắp được. Ví dụ xe có kích thước vành 15 inch thì chỉ có thể dùng lốp có đường kính mâm là 15 inch để thay.

Nếu xe mới và bạn không biết các thông số này của xe là bao nhiêu, có thể tìm thêm trên cửa lái, ngăn đựng găng tay, trên nắp bình xăng hoặc ngay trong sách hướng dẫn sử dụng xe

  1. Cấu trúc bố lốp

Thể hiện cách sắp xếp các bó dây lốp. Có 3 kiểu cấu trúc vói các ký hiệu R, B, D như sau:

R – Radial: Lốp bố tỏa tròn. Với cấu trúc này, các sợi dây lốp sẽ chạy song song nhau và hướng tâm, từ mép này đến mép kia, và vuông góc với trục xoay

B – Bias-ply: Lốp bố chéo

D – Diagonal: Lốp bố nghiêng, phần thân chéo nhau trên một đường chéo

Với các lốp ô tô, thông dụng nhất là lốp bố tỏa tròn.

  1. Chỉ số tải trọng – chỉ số tốc độ

Chỉ số tải trọng thể hiện khối lượng tải tối đa mà lốp có thể chịu được tại tốc độ được xác định bởi chỉ số tốc độ. Còn chỉ số tốc độ thể hiện vận tốc tối đa mà lốp có thể đạt tới khi đang chở khối lượng bằng đúng lượng tải trọng

Hai chỉ số này thể hiện khối lượng tải và vận tốc tối đa mà lốp có thể chịu được tại điều kiện nhất định. Đây là những chỉ số rất quan trọng cần lưu ý trong quá trình vận hành để đảm bảo sự an toàn.

Để hiểu hơn về 2 chỉ số này, bạn có thể tham khảo bài viết: Chỉ số tải trọng và chỉ số tốc độ của lốp xe.

  1. Áp suất tối đa của lốp (kPA hoặc psi)

Với mỗi xe ô tô, nhà sản xuất sẽ quy định khối lượng khí nén cần bơm để xe có thể hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên bạn cần lưu ý lượng khí bơm vào không được vượt áp suất tối đa này của lốp. Nếu bơm quá sẽ dẫn đến nổ lốp, vô cùng nguy hiểm.

  1. Chỉ số độ mòn lốp

Chỉ số độ mòn lốp (hay treadwear) thể hiện độ bền của gai lốp với mức chuẩn là 100. Điểm trên 100 thể hiện gai lốp tốt hơn mức tiêu chuẩn, ngược lại dưới 100 tức là gai yếu và độ hao mòn của lốp sẽ nhanh hơn bình thường.

  1. Chỉ số về khả năng phanh

Chỉ số phanh (traction) thể hiện khả năng phản ứng nhanh nhạy của lốp khi dừng trên đường trơn trượt. Đặc biệt vào mùa mưa, chỉ số này đặc biệt được quan tâm. Quy ước AA là nhạy nhất, thứ tự giảm dần là A – Tốt, B- Trung bình, C – Chấp nhận được.

  1. Chỉ số về khả năng chịu nhiệt

Khi lốp chạy đường dài hoặc chạy với tốc độ cao, ma sát với lòng đường sẽ khiến nhiệt độ lốp xe nóng lên. Trong trường hợp nhiệt độ lốp xe lên cao quá, không khi bên trong nở ra dễ dẫn đến nổ lốp. Do đó, khả năng chịu nhiệt của lốp cũng khá quan trọng tại các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.

  1. Điều kiện đường sá

Mỗi loại lốp sẽ được khuyến nghị cho các loại địa hình, điều kiện di chuyển khác nhau. Thường sẽ có 2 kiểu ký hiệu sau:

M+S – Mud + Snow: Lốp có thể vận hành đi trên đường lầy lội, đường phủ tuyết.

3PMSF – Three Peak Mountain Snow Flake: Lốp có thể hoạt động được trong môi trường khắc nghiệt, giữ được hiệu suất ở cả nhiệt độ dưới 0 độ C.

Các lốp có ký hiệu này sở hữu khả năng phanh và độ bám đường rất tốt

  1. Thời gian sản xuất

Lốp xe sẽ được ký hiệu 4 chữ số để thể hiện tuần và năm, trong đó 2 chữ số đầu thể hiện cho tuần và 2 chữ số sau thể hiện cho năm.

Ví dụ: Lốp có ký hiệu 1521, tức là lốp được sản xuất vào tuần thứ 15 của năm 2021.

Mặc dù nếu không sử dụng thì lốp sẽ không hao mòn nhưng các hãng đều khuyến cáo không nên sử dụng lốp đã quá 6 năm kể từ ngày sản xuất ghi trên lốp xe. Tuy nhìn bề ngoài dường như chẳng có gì thay đổi nhưng quá hạn sử dụng sẽ làm giảm đi chất lượng lốp, nếu tiếp tục lắp cho xe sẽ không đảm bảo sự an toàn.

Kích thước lốp là tiêu chí để xác định chiếc lốp này có phù hợp với xe của bạn không bởi chỉ khi khớp với thông số kỹ thuật mà xe yêu câu thì lốp mới sử dụng được.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: