Kinh nghiệm độ đèn cho ô tô

Thứ Mon,
16/10/2023
Đăng bởi Kelly Le

Độ đèn ô tô đang là một hạng mục được nhiều chủ xe quan tâm bởi những tính năng tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, để độ đèn phù hợp cho xe của mình, cũng như thuận tiện hơn khi đăng kiểm, hãy cùng G7AUTO theo dõi bài viết dưới đây để có được những kiến thức bổ ích nhé.

Tại sao nhiều người độ đèn xe ô tô?

Hệ thống chiếu sáng ô tô đóng vai trò rất quan trọng, bởi đèn xe có tác dụng báo hiệu, cung cấp ánh sáng giúp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trong điều kiện thiếu sáng, nhất là khi di chuyển vào ban đêm.

Hệ thống đèn của các dòng xe hiện nay thường được nhà sản xuất tối ưu chi phí để đáp ứng mức giá tốt cho người dùng. Đa số các dòng xe phổ thông đều sử dụng đèn halogen. Halogen là dạng bóng đèn sợi đốt nhưng được nâng cấp nhờ khí Halogen và thường được sử dụng phổ biến cho xe ô tô. Loại đèn này cho tầm nhìn vừa phải, cường độ ánh sáng không cao, đặc biệt khi di chuyển trong thời tiết xấu như mưa rào hay sương mù sẽ gây khó khăn.

Vì vậy, nhiều chủ xe đã chọn giải pháp độ đèn xe ô tô. Với mục đích cải thiện độ chiếu sáng của xe được xa và rõ hơn. Ngoài ra, độ đèn còn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho xe trông sang trọng, cá tính hơn.

Các loại đèn độ cho xe ô tô

Đèn Halogen là loại đèn nguyên bản của xe nhưng với một số nhược điểm của nó mà chủ xe đang dần tìm kiếm những giải pháp mới cho xe của mình bằng những loại đèn có công nghệ hiện đại hơn, giúp tăng cường ánh sáng an toàn khi di chuyển.

Dưới đây là bảng các loại đèn thường độ cho xe ô tô:

Loại đèn

Đèn LED

Đèn Laser

Chức năng

Đèn LED (Lighting Emitting Diode) là loại đèn được sản xuất dựa trên công nghệ bán dẫn, được ưa chuộng bởi hiệu suất phát sáng cao. Đây là giải pháp đơn giản nhất, phù hợp cho nhiều dòng xe.

Đèn LED đang dần được các nhà sản xuất ô tô lựa chọn làm loại đèn thay thế cho đèn Halogen

Nên áp dụng đối với các xe có sẵn Projector (thấu kính gương cầu)

Đèn Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) được hiểu là sự khuếch đại ánh sáng từ bức xạ kích hoạt.

Đây là loại đèn chiếu sáng tốt nhất và khả năng chiếu sáng rất xa lên tới 600 – 1000m.

Ưu điểm

- Cung cấp ánh sáng tốt, khả năng phát sáng nhanh

- Năng lượng tiêu thụ thấp, ít tỏa nhiệt

- Kích thước nhỏ, dễ dàng thiết kế

- Tuổi thọ cao

- Cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Có tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm

- Khi gặp nhiệt độ cao đèn LED dễ bị hỏng

- Chi phí lắp đặt hơi cao

- Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cao

- Tỏa nhiệt lớn nên cần đầu tư thêm bộ tản nhiệt

- Không đảm nhận được 2 chức năng pha/cos

- Giá thành cao

Giá thành

Từ 3.000.000 đồng - 10.000.000 đồng/ cặp

Từ 20.000.000 đồng - 70.000.000 đồng / cặp

 

Loại đèn

Đèn Xenon

Đèn bi LED

Đèn bi Xenon

Chức năng

Đèn Xenon (HID - High Intensity Discharge) là loại đèn cho cường độ ánh sáng cực cao

Được hiểu là đèn pha - dựa trên các công nghệ hiện đại tích hợp sẵn chóa mini và thấu kính gương cầu (Projector) giúp ánh sáng phản xạ đều, tập trung và chiếu xa hơn

Có cấu tạo tương tự như đèn bi LED, nhưng đèn bi Xenon sử dụng nguồn sáng từ đèn Xenon

Ưu điểm

- Hiệu suất ánh sáng rất cao (gấp 3-4 lần đèn Halogen, 1-2 lần đèn LED)

- Tuổi thọ cao

- Tiêu thụ ít điện năng hơn đèn Halogen

- Cho ánh hiệu suất ánh sáng cao hơn đèn nguyên bản

- Không gây chói mắt cho xe đi ngược chiều

- Có thể tùy chỉnh 2 chế độ pha/cos

- Cường độ chiếu sáng của đèn rất xa và rộng, ánh sáng tỏa ra màu xanh giúp dễ dàng nhận biết các vật cản

- Giúp tiết kiệm nhiên liệu

- Tuổi thọ cao

- Không gây chói mắt cho người đối diện

Nhược điểm

- Chi phí lắp đặt cao, khó bảo dưỡng hơn đèn bình thường

- Khả năng phát sáng chậm từ 3-4 giây, cần có thêm Ballast

- Dễ gây chói mắt cho người đi ngược chiều

- Lắp đặt khó khăn

- Chi phí lắp đặt cao

- Lắp đặt khó khăn

- Chi phí lắp đặt cao

Giá thành

Từ 2.000.000 đồng - 8.000.000 đồng/ cặp đã bao gồm Ballast

Từ 8.000.000 đồng - 14.000.000 đồng/ cặp

Từ 4.000.000 đồng - 15.000.000 đồng, có kèm Ballast

Một số vị trí độ đèn phổ biến

Đèn pha và đèn gầm là hệ thống chiếu sáng phía trước của xe, vì vậy mà chủ xe thường quan tâm độ đèn cho hai vị trí này. Dưới đây là các vị trí độ đèn bạn nên tham khảo:

Độ đèn pha

Độ đèn pha là giải pháp giúp tăng cường độ sáng cho xe. Đây là bộ phận được ví như đôi mắt của xe, ảnh hưởng đến mặt thiết kế cũng như tính thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc xe. Vì lý do đó, trong việc độ đèn ô tô, đèn pha vẫn là bộ phận được các chủ xe đầu tư nhiều nhất. Với ý muốn vừa có được ánh sáng tốt giúp đảm bảo tầm nhìn, vừa giúp chiếc xe trông đẹp hơn, hợp ý chủ xe hơn.

Loại đèn phù hợp: đèn Halogen, đèn bi LED, đèn bi Xenon

Độ đèn gầm

Đèn gầm (hay còn gọi là đèn sương mù, đèn đi mưa) nằm ở gần cản trước và cản sau xe có tác dụng chiếu sáng, cải thiện tầm nhìn cho tài xế và tăng khả năng nhận diện vật cản khi di chuyển trong thời tiết xấu. Với những xe không được trang bị đèn gầm ở cản sau có thể cân nhắc độ thêm đèn gầm nhằm giúp người đi phía sau dễ nhận biết hơn trong điều kiện thiếu sáng.

Loại đèn phù hợp: đèn bi LED, đèn bi Xenon

Độ đèn mí mắt

Đèn mí mắt ô tô còn được biết với tên gọi là đèn demi với mục đích sử dụng những xe đi ngược chiều có thể nhận diện xe của bạn trong điều kiện tầm nhìn kém như sương mù, trời mưa,... ngoài ra, đèn mí mắt còn mang tăng tính thẩm mỹ cao cho xe.

Loại đèn phù hợp: đèn LED

Độ đèn xi nhan

Đèn xi nhan đảm nhận vai trò thông báo cho người cùng tham ra giao thông biết hướng rẽ tiếp theo của xe. Đèn được bố trí tại nhiều vị trí khác nhau nhưng hai vị trí quan trọng nhất là tại đầu xe và đuôi xe. 

Loại đèn phù hợp: đèn LED

Độ đèn hậu

Đèn hậu nằm ở phía đuôi xe, thiết kế rất đơn giản gồm đèn báo rẽ và đèn báo lùi, được quy định màu đỏ. Độ đèn ô tô ở vị trí đèn hậu giúp tăng độ sáng để các phương tiện di chuyển phía sau xe có thể dễ dàng quan sát các tín hiệu như xi nhan báo rẽ,… nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe.

Loại đèn phù hợp: đèn LED, đèn Xenon

Độ đèn cảnh báo lùi

Đèn cảnh báo lùi hay đèn báo hiệu số lùi của ô tô thường có vị trí nằm cùng với đèn hậu. Hệ thống đèn này giúp người đi phía sau nhận biết một chiếc xe chuẩn bị hoặc đang lùi. 

Loại đèn phù hợp: đèn LED, đèn Halogen

Độ đèn nội thất

Ngoài các giải pháp độ đèn ô tô tăng sáng kể trên, nếu muốn chiếc xe thêm nổi bật, sang trọng hơn thì bạn có thể lựa chọn độ đèn nội thất cho xe.

Loại đèn phù hợp: đèn LED

Một số lưu ý khi độ đèn ô tô

Tại Việt Nam, nhu cầu độ đèn ô tô đang được nhiều người quan tâm hơn. Tuy nhiên độ đèn xe ô tô sao cho đúng tiêu chuẩn để không bị phạt, không bị chập cháy trong quá trình sử dụng thì không phải ai cũng biết. Trước khi lựa chọn độ đèn cho xe ô tô, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Độ đèn ô tô cần tuân theo thiết kế của từng mẫu xe, tuân theo hệ thống điện trên xe để tránh tình trạng lỗi hệ thống điện và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của xe. Ngoài ra, nếu độ đèn sai quy định bạn có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.000.000 đồng (quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
  • Lựa chọn loại bóng đèn độ phù hợp theo xe, cần phải biết được công suất, đặc điểm của đèn để lựa chọn cho phù hợp.
  • Không nên tự độ đèn tại nhà mà nên lựa chọn đơn vị độ đèn ô tô uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để lắp đặt.


 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: