Thông số Mâm xe ô tô: Cách đọc thông số của Dân kỹ thuật

Thứ Mon,
10/04/2023
Đăng bởi Kelly Le

Để chọn được một bộ mâm chuẩn kích thước và tránh các rủi ro cho khách khi đăng kiểm, người kỹ thuật viên sẽ cần nắm rõ các thông số của một chiếc mâm. Về cơ bản mâm xe ô tô có những thông số sau: 

#1. Hãng mâm

Hãng mâm là tên thương hiệu của nhà sản xuất ra bộ mâm. Một số thương hiệu mâm cao cấp trên thị trường có thể kể đến Vossen (Mỹ), BBS (Đức), OZ Racing (Italy),... hoặc các thương hiệu bình dân hơn như Lenso (Thái Lan), Stamford (Thái Lan),... Hiện nay trên thị trường có tới 90% là mâm nhái, được sản xuất hàng loạt và cà lại thương hiệu của các hãng lớn. Do đó nếu đang tìm mua mâm chính hãng, bạn cần cẩn trọng lựa chọn các nhà phân phối uy tin để tránh mua phải hàng giả. 

Một số hãng mâm trên thế giới

>>>  G7AUTO hiện là đại lý phân phối mâm của các thương hiệu Lenso, Stamford và nhận đặt hàng trực tiếp từ các hãng mâm xe độ. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline: 084.89.11111 để được tư vấn đặt hàng. 

#2. Đường kính vành xe (Rim Diameter)

Thông số này khá quen thuộc do là một phần của kích thước lốp xe. Đó là khoảng cách tính bằng inch đo từ mép ngoài của mâm đến vị tri đối xứng bên kia. 

Mâm xe có đường kính 16 inch

Thông thường, các xe sẽ được nhà sản xuất quy định kích thước lốp nhất định tương ứng với đường kính vành nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ xe muốn thay đổi kích thước lốp (độ lốp) nếu có sự thay đổi của R (Ví dụ 15" lên 16") thì mâm xe cũng phải thay đổi theo mà không thể dùng lại bộ mâm cũ. 

Để tính toán được khi độ mâm lên 1 cỡ, 2 cỡ,... cần đổi sang kích thước lốp bao nhiêu cần sự tính toán chi tiết để đảm bảo không xảy ra sự cố. Nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi cỡ lốp của xe, hay liên hệ tới các chuyên gia của G7AUTO để được tư vấn.

#3. Độ rộng vành xe (Rim Width)

Độ rộng vành xe là khoảng cách giữa 2 vành mâm tính bằng đơn vị inch. 

Mâm xe có độ rộng 7 inch

Thông số này sẽ được cân nhắc so với độ rộng của lốp. Nếu mâm quá nhỏ so với lốp, khi lắp lên lốp sẽ bị phồng lên, biến dạng sang 1 bên, rất nguy hiểm khi vào cua nhanh. Mặt khác, vành rộng quá mức sẽ khiến thành lốp ôm không khít với mâm, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của lốp. 

Tương quan giữa độ rộng lốp và độ rộng mâm

#4. Độ nhô của mâm (Offset - ET)

Độ nhô của mâm là khoảng cách (mm) dọc theo trục bánh xe tính từ đường chính giữa mâm - Wheel Center đến mặt ngoài của mâm. Thông số này chủ yếu liên quan đến tính thẩm mỹ, tuy nhiên cũng cần cân đối để đảm bảo không bị cọ xát với hệ thống phanh, chắn bùn hoặc các bộ phận khác. 

Mâm có độ nhô ET bằng +40

Thông số này có thể dương hoặc âm, ET càng nhỏ thì điểm chính giữa mâm càng thụt vào trong (vành mâm càng lồi ra ngoài). Thường các mâm bán tải, xe đua có ET khá nhỏ, thậm chí <0 để mang lại phong cách thể thao hơn.

Minh họa thông số Offset của mâm

*** Để mâm nhô hơn, có thể dùng thêm miếng đệm Wheel Spacer để dịch cả cụm mâm ra ngoài. 

#5. Đường kính lỗ định tâm (Center Bore - CB)

Ở chính giữa mâm luôn được thiết kế một lỗ trống để đặt trục bánh xe. Center Bore là đường kính tính bằng mm của lỗ trống này. 

Đường kính lỗ đặt trục bánh xe

Kích thước lỗ đặt này cần khớp với đường kính trục. Nếu bé hơn trục, mâm không thể lắp vừa lên xe. Ngược lại, nếu kích thước lỗ này quá lớn, trọng lượng chịu tải sẽ không đặt tại trục mà dồn lên các bu lông. Trong ngắn hạn, xe sẽ gặp tình trạng rung lắc còn về lâu dài, các bu lông chịu phải chịu nhiều lực sẽ yếu dần. 

Với các mâm sản xuất theo xe, kích thước lỗ đặt sẽ được làm chuẩn theo đường kính trục xe. Tuy nhiên, với các mâm sản xuất hàng loạt, nhà sản xuất chỉ thiết kế một số kích thước nhất định và thường khá rộng để lắp được cho nhiều loại xe. Để khắc phục nhược điểm trên, các kỹ thuật viên sẽ phải dùng thêm Vòng định tâm (vòng sơ mi) để chèn vào giữa trục và lỗ định tâm này.

#6. Đường kính vòng Bulong (Pitch circle diameter - PCD)

PCD cũng là một thông số cực kỳ quan trọng quyết định mâm có lắp được lên xe không, thường được xác định bằng số lỗ bu lông và đường kính vòng bu lông (tính bằng mm).

PCD của một số xe phổ thông: 4x100, 4x108, 5x112, 5x114.3, 6x139.7,...

Minh họa mâm xe có PCD 4x100

Tùy mỗi xe sẽ quy định thông số PCD nhất định, khi thay mâm phải khớp tuyệt đối. Ví dụ xe sử dụng kích thước mâm 5x114.3 thì không lắp được mâm có PCD là 4x114.3 hay 5x112,... Bắt buộc dùng thông số 5x114.3.

#7. Thời gian sản xuất

Tương tự như lốp, trên lazang sẽ được in thông tin về thời điểm mâm được xuất xưởng. Bằng cách xem ở mặt sau, bạn có thể nắm được tháng/ năm sản xuất của mâm. Tuy nhiên, mâm không bị lưu hóa cao su như lốp và cũng được sơn một lớp bảo vệ bên ngoài nên thường không bị ảnh hưởng bởi thời gian. 

#8. Phân biệt các loại mâm

Theo cấu tạo

  • Mâm nguyên khối (1 mảnh): Phổ biến nhất, giá rẻ hơn loại 2 mảnh, 3 mảnh
  • Mâm 2 mảnh, 3 mảnh: Thường chế tạo riêng cho các dòng cao cấp, giá thành khá cao

Mâm nguyên khối Vs. Mâm 2 mảnh Vs. Mâm 3 mảnh

Theo chất liệu

  • Mâm sắt (truyền thống): Nặng, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, kém thẩm mỹ hơn, giá thành rẻ.
  • Mâm nhôm: Nhẹ, độ cứng cao hơn, thiết kế thời thượng, giá thành cao tương đối
  • Mâm cacbon: Siêu nhẹ, chỉ dùng cho sản xuất các mâm cao cấp, giá thành cực cao.

Theo kỹ thuật sản xuất

  • Mâm đúc (Cast Wheels): Được tạo nên bằng cách dùng hỗn hợp kim loại nóng chảy đổ vào khuôn được tạo sẵn. Sau khi làm nguội sẽ dùng máy loại bỏ các chi tiết thừa, xử lý bề mặt và sơn hoàn thiện. Chất lượng kim loại đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu ra của mâm. Thường mâm đúc của hãng sẽ được các nhà sản xuất xe kiểm định kỹ càng nên ít có sai sót. Nếu bạn tìm mua mâm đúc trên thị trường, hay cẩn thận kẻo mua phải hàng kém chất lượng. Đa số các mâm Trung Quốc sử dụng kỹ thuật sản xuất này.

>> Giá mâm đúc thường rẻ, có thể sản xuất nhanh hàng loạt nhưng nhược điểm là nặng, dễ sót các bọt khí bên trong kim loại, làm cho khối mâm kém bền hơn.

  • Mâm Forged CNC: Đây là kỹ thuật để sản xuất mâm cao cấp, cho ra thành phẩm cực nhẹ và độ bền cực cao. Mâm được sản xuất theo thiết kế riêng, dành cho khách hàng muốn sở hữu một bộ mâm độc đáo hoặc những kích thước mâm khó tìm thấy trên thị trường. Nguyên liệu đầu vào thường là hợp kim nhôm nguyên khối 6061-T6 (loại nhôm chuyên dùng cho vỏ máy bay). Khối nhôm này sẽ được đưa trực tiếp vào máy nén thủy lực ở nhiệt độ cao để tạo hình mâm xe, sau đó đưa qua máy CNC 5 trục để tạo hình theo thiết kế ban đầu. 

>> Mâm Forged CNC có ưu điểm rất nhẹ và cứng, được tùy chọn thiết kế và màu sắc riêng tùy sở thích. Nhược điểm là thời gian chờ xuất xưởng rất lâu (1-2 tháng) do trải qua quá trình sản xuất và kiểm định phức tạp. 

  • Mâm Flow Form: Công nghệ này kết hợp kỹ thuật của cả 2 công nghệ Cast và Forged nhằm cân bằng giữa độ cứng và trọng lượng mâm. Sau quá trình đúc để cho ra thiết kế sơ khai, mâm tiếp tục được đưa qua máy ép thủy lực để kéo giãn, tạo hình lòng mâm dưới áp suất và nhiệt độ cao. Công nghệ FlowForm làm cho cấu trúc hợp kim nhôm có mật độ cao hơn, bền chắc và nhẹ hơn tới 15% so với mâm đúc. Đây là kỹ thuật cao thường được các nhà sản xuất mâm uy tín sử dụng, thành phẩm được kiểm định kỹ càng.

>> Công nghệ Flow Form làm cho cấu trúc hợp kim nhôm có mật độ cao hơn, bền chắc và nhẹ hơn. Mâm tổng hòa các ưu điểm mà mâm Forged và mâm Casting mang lại. Mặc dù chưa đạt đến độ cứng và độ nhẹ của mâm Forged nhưng giá thành của mâm Flow Form lại khá hợp lý, có thể sản xuất hàng loạt.

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: